Bất đồng Chính_sách_kinh_tế_mới_(Liên_Xô)

Lenin coi NEP là một cuộc rút lui chiến lược khỏi mục tiêu chủ nghĩa xã hội.[21] Ông tin chính sách này có những yếu tố của chủ nghĩa tư bản, nhưng bào chữa bằng cách nhấn mạnh rằng đó là một kiểu khác của chủ nghĩa tư bản, "Chủ nghĩa tư bản nhà nước", giai đoạn cuối của chủ nghĩa tư bản và là bước đệm trước khi chủ nghĩa xã hội phát triển.[15] Trong khi Stalin đã dường như đón nhận với những chính sách thay đổi của Lenin đối với một hệ thống nhà nước tư bản, ông đã phát biểu trong Đại hội Đảng lần thứ Mười Hai vào tháng 4 năm 1923 rằng nó cho phép "phát triển chủ nghĩa dân tộc và tư tưởng phản động..." Ông cũng đã phát biểu rằng trong thời gian gần Hội nghị Trung ương có những phát biểu mà chúng xung khắc với chủ nghĩa cộng sản, tất cả trong số đó về cơ bản được gây ra do NEP. Những phát biểu được thực hiện ngay sau khi Lenin qua đời vì đột quỵ.[22]

Leon Trotsky và Stalin đã bất đồng về cách phát triển nền kinh tế Liên Xô. Trotsky, được các thành viên cấp tiến của Đảng Cộng sản ủng hộ, tin rằng chủ nghĩa xã hội ở Nga sẽ chỉ tồn tại nếu nhà nước kiểm soát việc phân bổ tất cả sản lượng được sản xuất. Trotsky đã tin rằng quốc gia nên thu hồi tất cả sản lượng làm ra để đầu tư vào việc hình thành tư bản. Mặt khác, Stalin đã ủng hộ việc giảm số lượng thành viên Đảng cộng sản và ủng hộ cho một nền kinh tế chủ nghĩa tư bản nhà nước. Quan điểm của Stalin đã chiến thắng Trotsky khi ông ta nhận được đa số ủng hộ trong Đảng Cộng sản và lên nắm quyền, sau đó Stalin đã đảo ngược ý kiến của mình về chính sách kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên.[23]

Liên quan